Kinh tế - xã hội Tân_Kỳ

  • Nông nghiệp: Trồng trọt: lúa, ngô (bắp), sắn; Cây ăn quả (cam, chanh, vải, mít, dưa hấu); Cây công nghiệp tiêu, mía đường, cao su (gần đây phát triển khá mạnh), dâu tằm. Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, ba ba, rắn [cần dẫn nguồn].
  • Khai thác khoáng sản: Đá vôi.
  • Công nghiệp: Chế biến nông sản, mía đường, bia hơi, phân vi sinh.

Tài nguyên đất

Theosố liệu thống kê của UBND huyện Tân Kỳ, trên địa bàn huyện, hiện tại có cácnhóm đất chính sau đây:

-Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có diện tích: 3.084ha, chỉchiếm 4,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Toàn bộ diện đất đất phù sa phânbố dọc theo đôi bờ tả hữu sông Con, hay nói cách khác, những cánh đồng phù sanày là sản phẩm mà dòng sông Con đem ban tặng cho các thế hệ cư dân ở Tân Kỳ.Đất có độ phì nhiêu cao, được sử dụng từ lâu vào việc trồng mía, lạc, ngô, đậu,rau, bầu bí,v.v.. mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên,do phân bố dọc bờ sông Con nên về mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, mang phù sabồi đắp, nhưng cũng làm ngập chìm các loại cây trồng.

-Đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, có độ Glây mạnh, phân bố ở các xãĐồng Văn, Tiên Kỳ, Nghĩa Phúc,v.v.. với tổng diện tích là 342ha. Loại đất nàythích hợp cho việc trồng lúa và một số loại cây rau màu khác.

-Đất phù sa không được bồi chua, Glây yếu, có diện tích 3.640 ha, chiếm 4,99%diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất này phân bố chủ yếu ở các xã NghĩaĐồng, Nghĩa Phúc, Tân Xuân, Giai Xuân.

-Đất phù sa có nhiều sản phẩm Feralít có diện tích 3,731 ha, chiếm 5,12% diệntích tự nhiên toàn huyện, được phân bố chủ yếu ở hầu hết các xã trên địa bànhuyện. Loại đất này chủ yếu để trồng lúa và nếu giải quyết tốt nguồn nước tướicó thể trồng từ 2 - 3 vụ trong năm.

-Nhóm đất vàng: Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, với 1.312 ha, chiếm1,8% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Loại đất này phù hợp cho việc trồngcây ăn quả như: cam, dứa, cà phê,v.v…

-Nhóm đất lúa vàng vùng đồi núi:

+Đất Feralít biến đổi do trồng lúa có diện tích 1.470ha, chiếm 2,02% diện tíchtự nhiên, loại đất này chủ yếu là ruộng bậc thang, thường chỉ trồng lúa 1vụ/năm, cho năng suất không cao.

 + Đất dốc tụ có 75 ha, chiếm 0,1% diện tích tựnhiên của huyện.

-Nhóm đất Fera lít đỏ vàng miền núi bao gồm các loại: đất Feralít đỏ vàng trênđá kết, có diện tích 1.242 ha… Đất Feralít đỏ vàng trên phiến thạch có: 2.311ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên. Đất Feralít đỏ vàng trên đá Mác ma axít có:6.196ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất Feralít phát triển trênnền đá vôi có 8.332 ha, chiếm 11,43% diện tích đất tự nhiên. Nhóm Feralít xóimòn trơ sỏi đá có 1.150ha, chiếm 1,58% đất tự nhiên.

-Nhóm đất đen gồm có các loại: Đất đen trên Tuýp có 1.841 ha, chiếm 1,51% đất tựnhiên. Đất đen trên đá Các bon nát có 1.104 ha, chiếm 1,51% đất tự nhiên toànhuyện. Đất Feralít đỏ vàng ở vùng đồi núi thấp có các loại: đất Feralít đỏ vàngtrên phiến sét có 563ha chiếm 0,77% đất toàn huyện, chủ yếu để phát triển nôngnghiệp; đất Feralít đỏ vàng trên đá cát kết có 3.286 ha, chiếm 4,5% diện tíchđất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này độ mùn thấp, chủ yếu để trồng cây gâyrừng[1].

          Nguồntài nguyên đất đai ở Tân Kỳ nhìn chung là khá phong phú, đa dạng về chủng loại,song ngoài phần đất phù sa dọc sông Con, còn các loại đất khác phần do khaithác sử dụng lâu dài nên bạc màu, phần do xói mòn rất khó để phát triển câytrồng. Một diện tích lớn đất đai lại rất khó khăn trong việc chủ động nguồn nướctưới, do đó, về mùa khô hanh, nắng hạn, tình trạng thiếu nước diễn ra trầmtrọng, rất khó cho việc thâm canh tăng vụ. Hiểu rõ tình trạng đất đai ở Tân Kỳ,khi đặt chân đến vùng Lèn Rỏi, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Dũng, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp,…hay vùng Tân Xuân, Giai Xuân, nhìn những cánh đồng lúa, mía, ngô, lạc, ớt, sắn,khoai, bầu bí, hay những cánh rừng tràm xanh ngát, ta mới hiểu hết những nỗ lựccủa các cấp chính quyền để cùng nhân dân biến đất cằn khô sỏi đá thành nhữngcánh đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao để từng bước thoát khỏi đói nghèo, đưaTân Kỳ vươn lên trở thành một vùng quê đẹp về phong cảnh, giàu về kinh tế, ổnđịnh về chính trị - xã hội và có đời sống dân trí ngày càng cao.

Tài nguyên nước

Nằmtrong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa hàng năm bình quân lên tới2000 - 2200mm, nên lượng nước trên bề mặt ở Tân Kỳ khá dồi dào. Sông Con chảyqua địa bàn huyện có chiều dài 65 km góp phần không nhỏ trong việc cung cấp điềuhòa lượng nước. Đó là chưa kể tổng chiều dài các khe suối đổ nước về sông Contrên địa bàn huyện là khoảng 400 km cũng góp một phần quan trọng trong việc duytrì nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất. Trong số hàng chục khe suối lớn nhỏ, có06 con suối nước chảy quanh năm là: khe Lòa, khe Lá, khe Sanh, khe Thiềm, kheThần và khe Cừa.

Kểcả sông Con và các khe suối ở Tân Kỳ thường có chung một điểm là lòng hẹp, dốc,do đó, về mùa mưa lũ, nước dâng cao, chảy xiết, rất khó khăn trong việc đi lại,thậm chí còn gây ngập úng sạt lở nguy hiểm. Về mùa hanh khô và mùa nắng nóng,lượng nước nhỏ, nhiều cồn, đụn cát chạy dài ngay giữa lòng sông, cản trở việcthông thương đi lại. Nhìn chung, sông Con không tạo ra một tuyến đường thủyquan trọng trên địa bàn mà chỉ có giá trị trong việc cung cấp nguồn nước tướiphục vụ sản xuất nông nghiệp.

          Đểcó thể phát triển sản xuất, ổn định đời sống bền vững, lâu dài cho nhân dân,trong suốt thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương cùng nhân dân phát huytính chủ động, khai thác nguồn nội lực, tranh thủ mọi sự đầu tư giúp đỡ củatỉnh và Trung ương, xây dựng cả một hệ thống hồ đập ở nhiều xã với tổng trữlượng nước là 47,22 triệu m3. Nhờ hệ thống hồ đập nhân tạo này màvấn đề nước tưới phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn các xã từng bướcđi vào thế chủ động. Nguồn nước ngầm ở Tân Kỳ tương đối dồi dào, chỉ trừ hai xãlà Tân Hợp và Giai Xuân, qua khảo sát thực tế, nguồn nước ngầm thấp, gây khôngít khó khăn trong việc khai thác nguồn nước ngầm phục vụ đời sống dân sinh.

          Công tác nghiên cứu, thăm dò nguồn nướckhoáng có sẵn trong thiên nhiên trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục đượctiến hành. Theo kết quả sơ bộ của các nhà địa chất, ở độ sâu khoảng 250 - 300mvùng giáp với Quỳ Hợp và khu vực dọc theo Lèn Rỏi có nguồn nước tốt. Đây là mộttín hiệu đáng mừng, bởi đó sẽ là một nguồn tài nguyên quý, góp phần vào việcphát triển kinh tế huyện trong những năm tới.

          Tài nguyên rừng

          Theotài liệu của người Pháp để lại, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phần lớn diệntích đất đai ở địa bàn Tân Kỳ ngày nay là những cánh rừng nguyên sinh với đủloại gỗ quý như: lim, dổi, vàng tâm, kiền kiền, đinh hương, dạ hương,… đến cácloại tre, nứa, mét, mây, song. Các loại cây dược liệu để làm thuốc,... Dưới tánrừng là đủ loại chim thú từ voi, hổ, báo, bò rừng, trâu rừng, lợn rừng,… đếncác loại chồn, cáo, trăn, rắn, chim muông.

          Saukhi phong trào chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương của các văn thân sĩ phu yêunước tổ chức và lãnh đạo thất bại (1885 -1895), một bộ phận người Thái từ NhưXuân, Như Thanh, Cẩm Thủy,… Thanh Hóa, người Thổ đến định cư ở vùng Liên Hoànxưa cho đến vùng Tân Xuân, Giai Xuân. Họ khai thác các loại gỗ quý ở những cánhrừng dọc sông Con để làm nhà sàn, trong đó có những cây cao tới 30 - 40m, đườngkính từ 1,5 - 2,5m. Vào những năm 30, 40 của thế kỷ trước số người Kinh từ cáchuyện Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương,… lên định cư ở vùng đất Tân Kỳ ngàycàng đông. Thêm vào đó là việc một số điền chủ người Pháp đến vùng đất Phủ Quỳvà Tân Kỳ ngày nay để chiếm hữu đất đai, lập đồn điền trồng cao su, cà phê,… Họđã phải thuê mướn người dân sở tại khai phá rừng rậm, sau đó, chiếm hữu hàngngàn ha đất đai để trồng cao su, cà phê, trồng đay, ngô,… đem về Bến Thủy xuấtkhẩu kiếm lời. Vùng đất phù sa dưới chân Lèn Rỏi lên đến vùng Cừa (Nghĩa Hoànngày nay) có đồn điền của người Pháp, nhưng không ít nhân công đã bỏ mạng hoặcphải bỏ về quê vì khí hậu khắc nghiệt, bệnh sốt rét, vàng da,… hoành hành.

          Nguồnlợi gỗ, tre nứa, mét,… ở những cánh rừng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạnchạy qua Tân Kỳ ngày nay, hay ở khu vực Lèn Rỏi, Nghĩa Hoàn đến Tân Xuân, GiaiXuân,… được nhân dân ở vùng đất Tân Kỳ và cả một số người ở Thanh Chương, ĐôLương,… ngày nay khai thác để làm nhà và kết bè theo dòng sông Con, xuôi rasông Lam đem về xuôi để trao đổi buôn bán. Ngay như trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp, để phục vụ cho chiến dịch Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ(1953 -1954), tỉnh Nghệ An huy động hàng vạn dân công lên mở đường Lâm La - KẻBàng để vận chuyển lương thực, thực phẩm,… từ hậu phương Nghệ An ra phục vụchiến trường thì vùng đất Tân Kỳ - Nghĩa Đàn ngày nay cho đến tận vùng Như Xuân(Thanh Hóa) vẫn còn bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh, do đó có câu: “Muỗi Lâm La, ma Kẻ Bàng” là để chỉ vùngrừng thiêng nước độc với bệnh sốt rét, bệnh vàng da.

          Dokhai thác quá mức, nhất là vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, diện tíchrừng nguyên sinh ở Tân Kỳ ngày càng thu hẹp dần. Trước thực trạng đó, trongvòng hơn 3 thập kỷ qua các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đã làm tốtcông tác giao đất, giao rừng để nhân dân khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng vàtrồng mới rừng trên những vùng đất trống đồi trọc ở tất cả các xã trên địa bànhuyện. Kết quả, đến năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện lên tới37.306,8 ha, chiếm tới 60,43% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó,độ che phủ của rừng năm 2000 chỉ chiếm 21,56% đã tăng lên 26,56% năm 2005 vàđến năm 2010 diện tích rừng che phủ đã đạt đến 31,7%. Theo số liệu thống kê củaUBND huyện Tân Kỳ, đến cuối năm 2012, diện tích che phủ của rừng ở Tân Kỳ đãđạt 33,5%. Huyện Tân Kỳ đang phấn đấu để đến năm 2015 đưa diện tích che phủcủa rừng trên địa bàn huyện lên tới 37 - 38%.

          Côngtác giao đất, giao rừng ở Tân Kỳ được tiến hành sớm, nhận được sự đồng thuậncủa đông đảo nhân dân trên địa bàn tất cả các xã, nhờ đó, độ che phủ của rừngtăng nhanh, liên tục trong nhiều năm. Hiện nay, có nhiều hộ dân ở Nghĩa Dũng,Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân,… đang nhận khoanh nuôi, bảo vệ từ 5 - 25 ha rừng.Nhiều cánh rừng Keo tràm, Bạch đàn đã cho thu hoạch. Các chủ rừng bắt đầu cóđược nguồn lợi ổn định từ rừng. Trong khoảng 15 năm lại nay, ngoài việc pháttriển rừng Keo tram, Bạch đàn,… nhân dân Tân Kỳ đang khôi phục lại những cánhrừng tái sinh, trồng mới lát hoa, dổi,… và chỉ trong khoảng vài thập kỷ tới sốdiện tích rừng tái sinh này sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Đây thực sự làmột hướng đi đúng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Kỳ từ cuối thế kỷ XXđầu thế kỷ XXI trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn huyệntheo mô hình: Nông - Lâm nghiệp kết hợp mà đại hội Đảng bộ các cấp đề ra.

          Tài nguyên khoáng sản

Theokết quả khảo sát, thăm dò của phòng Tài nguyên môi trường huyện Tân Kỳ và SởTài nguyên môi trường Nghệ An, hiện tại, nguồn tài nguyên khoáng sản ở Tân Kỳtập trung chủ yếu vào một số loại sau đây:

-Đá Vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Lèn Rỏi, có trữ lượng khoảng 2,8 tỷ tấn. Đávôi ở Lèn Rỏi có chất lượng tốt để sản xuất xi măng. Trong thời gian qua, mộtsố mỏ đá vôi đã được cấp phép để khai thác nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng nhàcửa, cầu cống, đường giao thông,… trên địa bàn huyện. Quy mô của các mỏ đátương đối nhỏ, sản lượng khai thác hàng năm đủ đáp ứng cho nhu cầu của nhân dântrên địa bàn huyện.

-Mỏ đất Sét ở Lèn Rỏi: có trữ lượng khoảng 760triệu tấn. Loại đất sét này cung cấp cho các nhà máy xi măng để làm chất phụ gia.

-Ngoài ra còn có một số khoáng sản như cát, sạn dọc sông Con, các khe suối, đáGranít, đá trắng,… ở Đồng Văn, Tiên Kỳ, Tân Hợp, Tân Phú và một số địa phươngkhác.

Thiênnhiên không có sự ưu đãi đặc biệt cho các thế hệ cư dân sinh sống và lập nghiệpở vùng đất Tân Kỳ xưa và nay. Song với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo,tinh thần đoàn kết, từ bao đời nay các thế hệ người Kinh, người Thái, người Thổsống trên vùng đất Tân Kỳ đã chung lưng đấu cật khai phá núi rừng, cải tạo đồngchua phèn, ruộng bậc thang, ngăn chặn lũ lụt, đào kênh mương dẫn nước, tướitiêu cho đồng ruộng,… dựng làng, lập bản, chống chọi với rừng thiêng nước độc,bệnh tật thú dữ,… từng bước tạo lập cuộc sống. Mồ hôi, trí tuệ của lớp lớp chaông đã biến những bãi bồi dọc sông Con, những cánh đồng bậc thang dọc các thunglũng núi và cả những sườn đồi núi dốc,… thành những cánh đồng lúa 2 - 3 vụtrong năm, những bãi mía, nương ngô, đồng lạc, đậu,v.v… và cả những cánh rừngxanh ngát màu xanh của cuộc sống. Đất và người Tân Kỳ xưa và nay gắn kết, thủychung và chính trên vùng đồi núi điệp trùng ấy các thế hệ cư dân tiếp nối đã,đang viết nên những bài ca lao động sáng tạo để đưa Tân Kỳ vững bước đi tớitrên bước đường hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới.